Trong cuộc sống, nói "cảm ơn" hoàn toàn không phải là một việc gì khó khăn, lạ lẫm.
Người ta dùng nó hằng ngày, như một cách giao tiếp hiệu quả. Nhưng một vài câu chuyện mà tôi gặp gần đây lại gợi cho tôi những suy nghĩ về lời cảm ơn.
Tôi đi mua sách ở một hiệu sách lớn trong thành phố. Sau khi tính tiền, chị thu ngân nói với tôi một câu cộc lốc: “Cảm ơn nhá!” Nghe câu nói ấy, tôi bất giác nhớ tới một lần khác cũng mua sách ở đây. Lần đó, một chị thu ngân trẻ hơn, sau khi tính tiền và gói sách cho tôi, đã nhìn tôi, mỉm cười duyên dáng và nói nhẹ nhàng: “Cảm ơn em!” Chắc là hiệu sách này quy định nhân viên phải nói cảm ơn với khách khi mua hàng. Nhưng có lẽ chị thu ngân vừa rồi thấy tôi còn trẻ quá, không đáng để nói một lời cảm ơn cho tử tế, nên chị ấy cũng chỉ làm cho có gọi là xong nhiệm vụ mà thôi (!?)
Một lần khác, tôi tới lớp học thêm. Một cô bạn không quen biết từ trước quay sang tôi mượn vở. Tôi không ngần ngại cho mượn ngay, kèm theo một nụ cười thân thiện. Nhưng khi cô bạn trả lại cuốn vở đã mượn của tôi, mặt cô ấy vẫn lạnh băng không cảm xúc, cũng không lời cảm ơn nào. Tôi thất vọng và cảm thấy dường như đã phí cả lòng nhiệt tình và thái độ thân thiện của mình vậy. Một lời cảm ơn – dù chỉ là xã giao – đối với cô ấy khó như vậy hay sao?
Thế đấy, các bạn ạ. Một việc rất nhỏ trong cuộc sống đó là nói lời cảm ơn, cũng cần phải làm cho cẩn thận. Lời cảm ơn không chỉ bày tỏ lòng biết ơn đối với điều người khác làm cho mình, mà còn hơn thế nữa, một lời cảm ơn chân thành còn khiến người giúp mình cảm thấy hài lòng và sẵn lòng giúp mình lần sau nữa. Chắc hẳn các bạn đã từng viết một bài bổ ích trên diễn đàn và được các thành viên khác cảm ơn?
Mỗi khi nhận được tin có thêm một thành viên cảm ơn mình vì bài viết hữu ích, bạn có thấy vui không, có muốn đăng lên những bài cũng hữu ích như vậy cho mọi người cùng xem không? Hay khi một ai đó nhờ bạn việc gì, cùng với lời cảm ơn trước, bạn có nhận thấy sự tha thiết cần được giúp đỡ của người đó và sẵn lòng giúp người ấy ngay không? Và tôi cũng dám chắc rằng một lời cảm ơn chân thành tới mẹ của bạn vì tình thương yêu và sự chăm sóc mà mẹ đã dành cho bạn, có giá trị hơn bất kỳ quà tặng đắt tiền nào mà bạn phải vất vả lựa chọn mới mua được… Vì vậy, khi cần thiết, hãy nói lời cảm ơn từ đáy lòng mình, bạn nhé!
Cho mình xin lỗi” – thật là dễ dàng để viết câu này xuống giấy. Nhưng khi phải thốt ra với một ai đấy, ta thường cảm thấy “nghẹn nghẹn” trong cổ họng, như danh ca Elton John đã từng nói: “Xin lỗi dường như là từ khó nói nhất”.
Xin lỗi là sự công nhận chúng ta đã làm một điều sai trái – dù đấy là một lời bình phẩm vô tình, một hành động nông nổi hay một cử chỉ không đẹp. Bằng lời xin lỗi, chúng ta muốn đưa ra thông điệp như sau: “Mình cảm thấy vô cùng ân hận và giày vò vì việc mình đã làm. Mong bạn hãy tha thứ cho mình!”. Cũng chính vì điều này mà khi xin lỗi, chúng ta thường cảm thấy bản thân quá… “nhỏ nhoi”, thấp bé”, rằng xin lỗi là dấu hiệu của sự yếu đuối, của sự mất quyền lực và để cho nguời khác “nắm đầu”.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là “nhân vô thập toàn”, không có ai trên cuộc đời này dám vỗ ngực tự hào là mình hoàn hảo cả. Cho nên, việc bạn sẵn lòng nhận lỗi lầm, đối diện thẳng thắn với nó và hành động để đưa mọi việc vào trật tự tốt đẹp như cũ, cho thấy nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao và cá tính tuyệt vời của bạn. Bạn bè (người thân, đồng nghiệp, cha mẹ v.v…) sẽ không đánh giá thấp những nỗ lực của bạn. Ngược lại, họ sẽ đánh giá bạn cao hơn, mở rộng lòng hơn cho sự tha thứ và bỏ lại đàng sau quá khứ những niềm đau, nỗi buồn.
Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, câu xin lỗi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để chứng tỏ sự thiện chí của bạn. Nếu cứ chần chừ biện hộ cho rằng bạn không cần xin lỗi vì chẳng có lỗi chi cả, hoặc bạn sẽ xin lỗi với một số điều kiện từ đối tượng, thì e rằng bạn đang làm vấn đề rắc rối thêm. Hãy nhớ lại những chi tiết sau đây để bạn hiểu rõ sự cần thiết và khẩn cấp của một lời xin lỗi:
• Bạn đã phát biểu một câu nói gì đấy không được duyên dáng, êm tai cho lắm và bạn đã nhìn thấy nét đau đớn ngạc nhiên trên khuôn mặt người ấy? Như vậy là bạn đã làm tổn thương bạn mình không ít!
• Ðã có ai la hét, gằn giọng, hạ bệ bạn bằng những ngôn từ không trau chuốt chưa? Hẳn bạn sẽ không ưa thích gì, thậm chí bực bội nữa là khác. Vậy mà bạn đã làm điều ấy cho người thân yêu của mình, thật đáng trách biết bao!
Một số người có tâm hồn nhạy cảm hơn những người khác. Ðiều mà bạn cho là nhỏ nhoi lại có sự tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. Hoặc khi đôi bên tranh cãi nhau, ai cũng cố đưa ra những lời nói “nặng ký” nhất để giành chiến thắng, và bạn nghĩ rằng “kẻ kia” phải hạ mình xin lỗi bạn mới đúng. Vấn đề cần bàn ở đây không phải là việc bạn có chủ ý làm người khác tổn thuơng, thất vọng, đau đớn hay không, mà là việc bạn đã gây ra “tội ác” ấy, dù bạn thật sự “vô tội”. Bằng bất cứ gịá nào, bạn hãy xin lỗi và nói cho người ấy hiểu, rằng bạn không cố ý làm một việc xấu như vậy. Xin lỗi sớm trong trường hợp này chứng tỏ bạn rất dũng cảm và nhanh nhạy, còn hơn là khi bị “dồn đến mức đường cùng” rồi mới tỏ thái độ ân hận muộn màng, thì lời xin lỗi sẽ không còn giá trị lớn nữa.
Biết xin lỗi là nét sống lành mạnh của một con nguời có lòng tự trọng và biết chia sẻ với cảm xúc của những người khác. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ “xin lỗi” quá thường xuyên sẽ bớt đi nét đẹp vốn có của nó. Nếu bạn xin lỗi mà cứ tiếp tục phạm sai lầm tuơng tự, người khác sẽ nghi ngờ mức độ thành thật của bạn. Hãy cho từ “xin lỗi” một tác động lớn hơn và kỳ diệu hơn, khi sự tự hoàn thiện bản thân chứng tỏ bạn đã để tâm và trí để cải thiện mối quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp.
Nói câu xin lỗi là một bước quan trọng để sửa chữa lại những lỗi lầm, thiệt hại mà bạn đã gây ra thông qua hành động “trêu ngươi” vừa rồi. Thế nhưng, phụ thuộc vào mức độ thiện chí của bạn, bạn vẫn có cách hay nhất để xây dựng lại niềm tin và những cảm xúc tốt đẹp giữa đôi bên.
• Không nên xin lỗi qua email, điện thoại, nếu như bạn có điều kiện gặp trực tiếp
• Hãy nói câu xin lỗi bằng ánh mắt chân thành, cử chỉ thân ái, từ tốn.
• Không nên biện luận dài dòng để “chạy tội”, mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề và nhận lãnh trách nhiệm về phía mình.
• Thể hiện một cử chỉ đặc biệt của lòng tốt khác hẳn ngày thường, để tạo ra sự khác lạ đáng lưu ý trong cung cách ứng xử.
• Sau khi đã xin lỗi xong, bạn cần phải biết tha thứ cho bản thân mình trước, bởi vì bạn đã công nhận sai lầm và cố gắng để sống tốt hơn. Hãy rút kinh nghiệm để trở thành một con người mới mẻ hơn, tích cực hơn, khôn ngoan hơn. Nếu không, bạn sẽ phải hối tiếc và lại phải xin lỗi 1001 lần nữa!
https://saglamproxy.com
Trả lờiXóametin2 proxy
proxy satın al
knight online proxy
mobil proxy satın al
NXM41D
https://saglamproxy.com
Trả lờiXóametin2 proxy
proxy satın al
knight online proxy
mobil proxy satın al
X3WPM8